Trong bệnh viện, thiết kế nội thất phòng mổ được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất. Bởi đây là khu vực đặc biệt, yêu cầu được thiết kế xây dựng theo các quy tắc, tiêu chuẩn bắt buộc. Hãy cùng NQT Architects tìm hiểu, phân tích những nguyên tắc và cơ sở kiến thức chuyên ngành đó nhé!
1. Yêu cầu chung về thiết kế phòng mổ
1.1 Nguyên tắc thiết kế một chiều:
Là việc phân luồng giao thông, hành lang, phòng ốc trong khu vực phẫu thuật để bác sĩ, y tá, bệnh nhân thực hiện các bước khi mổ theo đúng trình tự trước sau, đúng theo quy tắc chung nhằm đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối.

Nguyên tắc này được hình thành do dây chuyền công năng của các phòng trong bệnh viện. Vì vậy mà phòng mổ cần có hai cửa: một cửa chính để đẩy băng ca và cửa phụ.
Nếu yêu cầu này không được đảm bảo, bệnh nhân có nguy cơ xảy ra các biến chứng do bệnh viện nhiễm khuẩn. Buộc bác sĩ phải cho bệnh nhân dùng nhiều loại kháng sinh, dần dần tạo nên cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn.
Điều này làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian chữa bệnh và xấu nhất là gây tử vong.
1.2 Yêu cầu về kích thước, diện tích phòng mổ:
Để dễ dàng bố trí thiết bị y tế, phòng mổ nên được thiết kế theo hình vuông, hình chữ nhật. Không gian có càng ít góc cạnh thì sẽ dễ dàng vệ sinh vô trùng hơn. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 365.2007 quy định diện tích tối thiểu của một phòng mổ là 36m2, chiều cao tối thiểu là 3,1m. Ở Hoa Kỳ, phòng mổ bệnh viện đa khoa xây mới có diện tích không nhỏ hơn 37m2, chiều rộng không nhỏ hơn 6,1m, chiều cao có thể từ 2,8m – 3,6m.
Vì phòng mổ có nhiều hệ thống kỹ thuật phức tạp (khí y tế, điện, nước, v.v…), nên các KTS cần chú ý quan tâm đến chiều cao trần để dễ dàng cho việc lắp đặt và tu sửa sau này.
1.3 Yêu cầu về hệ thống điện:
Mạng lưới điện là yếu tố trực tiếp quyết định thành công ca mổ. Nên điện trong phòng mổ phải được cung cấp liên tục, có nguồn điện dự phòng và hệ thống nối đất riêng.
Đặc biệt điện chiếu sáng phải tách riêng với điện động lực. Một số thiết bị cần sử dụng điện một chiều như đèn đọc phim Xquang, đồng hồ mổ, máy Xquang lại cần nguồn 3 pha, v.v…
Hơn nữa, các thiết bị y tế trong phòng mổ được nhập từ nhiều nước: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, v.v… nên cần lưu ý lựa chọn, lắp đặt các loại ổ cắm như thế nào để linh động các thiết bị luôn được sử dụng hiệu quả.
Cần xem xét vị trí bàn mổ ở đâu thì mới xác định vị trí đường dây, ổ cắm điện. Thông thuờng, thiết kế bố trí ổ cắm cách nền nhà 0,6 – 0,8m.
1.4 Yêu cầu về hệ thống khí y tế:
Một phòng mổ thông thường cần:
- Nguồn cấp khí: hệ khí y tế gồm oxy, khí nén và hút chân không. Các phòng mổ đặc biệt hơn thì cần bố trí thêm khí Nitơ, đầu hút khí gây mê, hay nguồn cung cấp khí CO2.
- Đầu thoát khí: vì là chất khí nên lối thoát khí cần được lắp đặt trên tường hoặc có hệ thống treo trần. Nhằm tiết kiệm diện tích, tránh bác sĩ vướng phải dây khí nối từ tường ra bệnh nhân (hệ thống Pendant, Ceiling, v.v…)
Lắp đặt các hệ thống cấp- thoát khí rất quan trọng vì lý do tiên quyết: chống nhiễm khuẩn trong khu vực phòng mổ. Khí sạch áp lực dương (class1000, 10.000, 100.000) cho các phòng mổ bình thường.
Khí sạch áp lực âm dùng cho phòng mổ đặc biệt cách ly và nhiễm. Khu vực phòng hồi sức cấp cứu, hành lang cấp độ sạch 100.000 hoặc 1.000.000.
1.5 Yêu cầu về đường dây liên lạc ra bên ngoài:
Rất cần có hệ thống liên lạc hiện đại nhằm kết nối phòng mổ với bộ phận quản lý, trực khu vực khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức, v.v… Có thể kể đến như điện thoại, camera giám sát cả quá trình mổ hay truyền phát trực tiếp đến các phòng hội chẩn trong và ngoài nước.
Cần bố trí các thiết bị hợp lý nhằm tạo sự ổn định cho sự liên lạc và người xem có thể nhìn tổng quát các cảnh quay rõ nét.
1.6 Yêu cầu về đảm bảo yếu tố vệ sinh:
Trước khi mổ, các phẫu thuật viên cần phải rửa tay và tiệt trùng. Do đó, yêu cầu hệ thống rửa tiệt trùng, bồn nước cần được đặt sát khu vực mổ.
2. Tiêu chuẩn khi thiết kế nội thất phòng mổ
2.1 Vách ngăn:
Như trước đây, thiết kế nội thất phòng mổ hay sử dụng gạch men hay thạch cao để làm vách nhưng các chất liệu này rất dễ bám bẩn và khó chùi rửa. Hiện nay, vách phòng mổ đòi hỏi các tiêu chí: chống cháy, chống bám khuẩn, chịu được mài mòn chà rửa và chống hóa chất.
Do đó khi thiết kế nội thất phòng mổ, các KTS thường tư vấn nhà đầu tư chọn tấm panel SGP. Vì loại panel này có ưu điểm lớn là có các mối nối bằng silicon kháng khuẩn, có tính thẩm mỹ cao. Tấm này có 2 lớp: Lớp ngoài là thép không gỉ sơn epoxy – chống khuẩn, chống hóa chất và mài mòn; Lớp trong là thạch cao chịu nước – chống cháy và có tác dụng cách âm.
2.2 Cửa phòng mổ
Khi thiết kế nội thất phòng mổ hiện đại, hệ thống cửa tự động hoặc bán tự động được ưu tiên lựa chọn. Với kích thước lớn hơn 1,6m thì cửa này có chức năng giúp phẫu thuật viên không phải chạm tay mở cửa tránh nhiễm khuẩn. Đảm bảo vô trùng tuyệt đối vì chỉ cần đi đến hoặc dùng cơ thể để mở là được.
2.3 Hệ thống đèn

Đèn phòng mổ: Các bác sĩ buộc phải sử dụng đèn âm trần để kháng khuẩn, chống bám bụi khi mổ. Do đó, thiết kế nội thất phòng mổ phải bố trí tại góc vát giữa tường và trần phòng mổ, mặt đèn bằng nhựa acrylic.
Đèn mổ: cần độ rọi lớn, không bị hiệu ứng tạo bóng đổ. Đèn này được bố trí từ tay treo trên trần, có thể dễ dàng xoay chuyển bằng tay, điều chỉnh tiêu cự sáng và độ sáng. Một số bệnh viện còn gắn camera trên bộ đèn mổ để quan sát khu vực mổ (đối với trường hợp mổ hở).
Đèn xem phim Xquang: trong thiết kế nội thất thì đèn thường được bố trí trên vách phòng mổ, dùng để đọc các phim Xquang.
2.4 Tủ đựng thiết bị
Trong thiết kế nội thất phòng mổ, tủ thiết bị được đặt âm tường vì tạo cảm giác không gian rộng rãi, tiện lợi cho phẫu thuật viên.
Tủ có thể bằng inox hoặc kính để dễ dàng quan sát, lau chùi các vật ở trong. Đặc biệt hơn, một số dịch truyền, vật tư y tế cần được giữ trong một nhiệt độ nhất định (tủ lạnh hoặc tủ giữ ấm). Do đó cần được bố trí nội thất các tủ hợp lý, đảm bảo giao thông tiện lợi khi diễn ra ca phẫu thuật.
2.5 Đồng hồ mổ
Bố trí hướng nhìn thuận lợi cho đồng hồ mổ là việc quan trọng trong thiết kế nội thất phòng mổ. Đồng hổ mổ bắt buộc phải hiển thị ở dạng số điện tử. Nó có công dụng là đếm, xác định thời gian gây mê và phẫu thuật, thể hiện nhiệt độ, độ ẩm phòng.
Những thông số này là một công cụ quan trọng giúp các bác sĩ định hình, tổng quan được các thao tác trong phẫu thuật.
3. Vì sao nên chọn NQT Architect khi thiết kế nội thất phòng mổ
Tìm kiếm đội ngũ lành nghề về thiết kế nội thất phòng mổ đòi hỏi 2 yếu tố: Kiến thức và Kinh nghiệm. NQT Architects có đủ 2 điều đó.
Qua nhiều năm thiết kế nội thất cho các bệnh viện nổi tiếng, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ tiêu chuẩn của phòng mổ là như thế nào. Vị trí, chất liệu, màu sắc, không gian, v.v… cần được sắp xếp ra sao để tạo thành công cho các ca phẫu thuật đều đã được thể hiện qua các công trình trước đây của NQT Architects.
Chúng tôi có đội ngũ KTS giỏi, luôn linh động thường xuyên cập nhật các thiết bị y tế tối tân nhất đáp ứng nhu cầu thiết kế nội thất hiện nay. Luôn tuân thủ các tiêu chuẩn, yêu cầu và cùng với sự sáng tạo không ngừng, NQT Architects tự tin là một trong những đơn vị thiết kế nội thất phòng mổ xuất sắc nhất.
Vì đây là một nhiệm vụ đặc biệt, mang trọng trách lớn vì liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, từng bước trong quá trình chúng tôi thiết kế nội thất thi công đều được cân nhắc và giám sát chặt chẽ.
Để cho ra một phòng mổ hoàn hảo, chính xác về từng góc độ, chi tiết nhỏ. Và NQT Architects hân hạnh được đồng hành cùng các nhà đầu tư bệnh viện – tạo nên những giá trị tốt đẹp cho mọi người.
Kết luận
Thiết kế nội thất phòng mổ luôn đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt nhất trong lĩnh vực xây dựng. Vì thế mà chủ đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn công ty thiết kế thi công nội thất đề sự đầu tư của mình trở nên hiệu quả và đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân.
Tham khảo thêm 4 Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng & thiết kế phòng mổ!
– Công ty TNHH kiến trúc Nhật Quang Thịnh –
Văn phòng: 98 Lê Văn Sỹ, Phường 11, Quận Phú Nhuận, HCM
Điện thoại : +028 73012112 | Hotline: 0912. 219.129
Website: https://nqtvn.com
Email: info@nqtvn.com